Công bố khoa học

  • Huỳnh Kim Trọng và cộng sự Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương
    Tóm tắt: Nghiên cứu Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khối ngành Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương với mục tiêu tổng quát là xác định các thành phần tác động đến kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khối ngành Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương và đưa ra hàm ý quản trị nhằm nâng cao kỹ nâng làm việc nhóm đối với sinh viên. Dựa trên mô hình lý thuyết về kỹ năng làm việc nhóm, nghiên cứu kiến nghị mô hình giả thuyết gồm 9 thành phần tác động đến kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khối ngành Kinh tế tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Thông qua nghiên cứu định tính và khảo sát 155 sinh viên các khóa để kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu có 9 thành phần ảnh hưởng đến kỹ năng làm việc nhóm gồm: Nhận thức của sinh viên về hợp tác; Thái độ của sinh viên khi tham gia học tập nhóm; Các nét tính cách cá nhân; Trình độ của nhóm trưởng; Yêu cầu của bài tập nhóm; Hỗ trợ của giảng viên; Điều kiện học tập nhóm; Quy mô của nhóm; Mối quan hệ giữa các thành viên. Trong các thành phần có tác động đến kỹ năng làm việc nhóm thì thành phần Nhận thức của sinh viên về hợp tác có ảnh hưởng mạnh nhất và ảnh hưởng nhỏ nhất là thành phần Quy mô của nhóm.
  • Nguyễn Hoàng Chung, Trương Văn Cường, Hồ Đăng Huy Mô hình keynesian mới không có đường cong LM
    Tóm tắt: Những phát triển nghiên cứu gần đây cố gắng làm giảm đi vai trò của mô hình IS – LM (Investment – Saving/ Liquidity Preference - Money Supply) trong phân tích chính sách khi cố gắng thay thế vai trò của giá cả bằng mức lạm phát và sử dụng lãi suất như là công cụ đại diện cho hành động của Ngân hàng Trung Ương (NHTW) hơn là cung tiền. Mô hình đề xuất IS – MP – IA (Investment – Saving, Monetary Policy, Inflation Adjustment) được xem là có nhiều ưu điểm khi mô phỏng nền kinh tế với chức năng của lãi suất thực, giúp kiềm chế lạm phát nhưng đảm bảo mức tăng sản lượng của nền kinh tế. Mặc dù đây chưa phải là khuôn khổ thay thế hoàn hảo nhưng đã góp phần xây dựng mô hình phân tích chính sách trở nên thực tế và hợp lý hơn.
  • Nguyễn Thị Diễm Hiền và Trần Thanh Vũ Thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam: Thị trường đang rộng mở
    Tóm tắt: Thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, Chính phủ đã có những động thái tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như ban hành các quyết định phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công… Về phía các tổ chức tín dụng cũng đang đẩy mạnh các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt với nhiều giải pháp khác nhau. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng như đưa ra một số nhận định về khả năng phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt.
  • Nguyễn Đức Trung và Nguyễn Hoàng Chung Tác động của chính sách tiền tệ và chính sách an toàn vĩ mô đến sự ổn định tài chính tại Việt Nam - góc nhìn qua tăng trưởng tín dụng
    Tóm tắt: Bài nghiên cứu tập trung đánh giá các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng (TTTD) của 21 ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam trong giai đoạn 2008–2015. Bằng việc sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng hồi quy với sai số chuẩn (Regression with Driscoll-Kraay standard errors - D&K) để khắc phục hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả, kết quả nghiên cứu cho thấy, các công cụ của chính sách tiền tệ (CSTT) tại Việt Nam có tác động mạnh hơn so với các công cụ của chính sách an toàn vĩ mô (ATVM) đến TTTD.
  • Trần Văn Biên, Nguyễn Thị Cẩm Phú Thực trạng môi trường khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại Bình Dương
    Tóm tắt: Phạm Hồng Quất, Phan Hoàng Lan, 2014 trong tạp chí khoa học công nghệ số 18, năm 2014, với “Hệ thống sinh thái cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam”. Tác giả chỉ ra các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp, đó là: Nhà đầu tư; cơ sở ươm tạo và tổ chức thúc đẩy kinh doanh; Cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp và các sự kiện dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp; Sinh viên; doanh nghiệp khởi nghiệp dưới hình thức doanh nghiệp khoa học công nghệ và chủ thể Nhà nước. Nghiên cứu của tác giả này đã chỉ ra chủ thể nòng cốt là sinh viên – chủ thể khởi tạo ý tưởng và là người thực hiện các dự án khởi nghiệp các chủ thể khác là hỗ trợ để thúc đẩy phát triển. Để sinh viên có nhiều ý tưởng sáng tạo, nâng cao tình thần khởi nghiệp của sinh viên bằng nhiều hình thức, trong đó tổ chức nhiều các cuộc thi khởi nghiệp để các startup giao lưu, chia sẻ, hợp tác từ đó hình thành cộng đồng khởi nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh đến vai trò Nhà nước trong việc tạo lập các trung tâm công nghệ như thung lũng Silicon tại Việt Nam (Vietnam Silicon Valley – VSV). Đó là lý do tác giả chọn đề tài Thực trạng môi trường khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại Bình Dương.